Phương pháp xử lý nước thải hiệu quả bằng bể tự hoại

Tại các khu vực nông thôn, do quỹ đất rộng nên các ngôi nhà thường xây ở vị trí cách xa nhau nên việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là điều vô cùng khó khăn. Và một giải pháp được hầu hết các gia đình tại các vùng nông thôn sử dụng chính là phương pháp xây dựng bể tự hoại gia đình.

Tìm hiểu chi tiết về bể tự hoại

Bể tự hoại là gì?

Một bể tự hoại chỉ đơn giản là một bể được làm bằng bê tông, gạch nung hoặc nhựa lớn mà được chôn sâu dưới lòng đất. Các khoang chứa chất thải có thể chứa lượng nước thải tối đa lên tới 4.000 lít nước.

Bể tự hoại
Hình ảnh thực tế bể tự hoại làm bằng nhựa

Cấu tạo bể tự hoại

Một bể tự hoại thông thường sẽ được cấu tạo gồm 3 lớp. Lớp trên cùng để chứa toàn bộ các vật nổi tăng lên đến đỉnh và tạo thành một lớp được gọi là lớp cặn bã . Toàn bộ những chất thải nặng hơn nước chìm cuống lớp thứ 3 gọi là bùn thải. Lớp ở giữ chứa nước (Thành phần trong nước bao gồm vi khuẩn và hóa chất như nitơ và phốt pho mà đóng vai trò như phân bón).

Cấu tạo của bể phốt
Cấu tạo của bể phốt

Nguyên lý hoạt động bể tự hoại

Bể tự hoại hoạt động theo sơ đồ sau:

- Bước 1: Chất thải từ các nguồn thải như (Toilet, chậu rửa mặt, cống thoát nước, ...) theo đường ống đổ xuống bể tự hoại chảy vào lớp giữa của bể tự hoại.

- Bước 2: Ở giải đoạn này, chất thải bắt đầu bị phân hủy và tạo thành các chất cặn bã nhẹ hơn nước nỏi lên bề mặt và 1 phần bị hóa bùn và chím xuống đáy bể.

- Bước 3: Khi lượng nước đầy sẽ tạo ra áp lực đẩy nước thải chảy ra ngoài ống thoát nước và chảy ra ngoài môi trường.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại

Hình ảnh mô tả về nguyên lý hoạt động của bể

Như đã phân tích ở trên, thành phần trong nước bao gồm vi khuẩn, nito và phốt pho (đóng vai trò như phân bón), toàn bộ hợp chất này đi ra ngoài và sử dụng vào việc tưới cây giúp cây sinh trưởng rất nhanh và xanh tốt, đặc biệt sử dụng để tưới cho cây ăn trái, lương thực giúp tăng sản lượng thu hoạch.

Nước từ bể sau khi sử lý có rất nhiều lợi ích đặc biệt là giúp tăng khả năng sinh trưởng của cây xanh


Bước 4: Sau khoảng thời gian sử dụng, lượn bùn thải ngày một đầy và đẩy mực nước cũng như chất cặn bã lên gây hiện tượng trào bể phốt. Đây chính là lúc các gia chủ cần phải tiến hành hút bỏ chất thải ra ngoài để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng hoạt động của nó. Nếu gia đình bạn đang sinh sống tại khu vực Nam Định có thể tham khảo dịch vụ hút bể phốt tại Nam Định của chúng tôi.

Hình ảnh dịch vụ hút bể phốt tại Nam Định do công ty TNHH vệ sinh môi trường cung cấp


Như vậy, thông qua 4 bước cơ bản như vậy, toàn bộ nước thải và chất thải sinh hoạt của gia đình bạn sẽ được xử lý và loại bỏ toàn bộ những chất có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt và một nguồn nước đảm bảo vệ sinh.